Logo BSO Group
Logo BSO Group
SHOPHOUSE LÀ GÌ? PHÁP LÝ, ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHÀ PHỐ THƯƠNG MẠI
14/09/2021 08:05

Căn hộ shophouse là một mô hình nhà ở khá phổ biến trong các dự án được xây dựng hiện nay. Theo đánh giá từ các chuyên gia BĐS thì mô hình này hiện đang tạo được sức hút vô cùng lớn trên thị trường nhờ vào nhiều ưu điểm nổi trội.

Khái niệm Shophouse

Shophouse là một loại hình nhà ở có sự kết hợp giữa 2 mục đích là kinh doanh và sinh sống. Shophouse còn có cái tên thứ 2 là nhà phố thương mại được thiết kế rất thông minh, đa năng nhằm tối ưu hóa công năng sử dụng cho người sở hữu để họ có thể thực hiện việc kinh doanh hay ở lại thuận tiện hơn.

Sở hữu một căn hộ shophouse sẽ cho phép bạn vừa có được căn hộ để ở vừa có mặt bằng kinh doanh với đầy đủ giấy tờ chứng nhận để đảm bảo quyền lợi cho bạn. Chính vì thế mà mặc dù mới chỉ xuất hiện trong thời gian chưa lâu nhưng shophouse lại rất được lòng các nhà đầu tư.

Sự khác biệt giữa shophouse với nhà mặt phố, biệt thự

Shophouse giúp bạn có được lợi thế về mặt kinh doanh giống như nhà mặt phố và cũng có nhiều khác biệt hơn hẳn so với loại hình biệt thự truyền thống. Cụ thể như sau:

Mục đích sử dụng

Căn hộ shophouse chủ yếu được đầu tư để phục vụ hoạt động kinh doanh thương mại hoặc cho thuê lại và có thể kết hợp để ở. 

Nhà mặt phố cũng có mục đích để ở và kinh doanh nhưng so với shophouse việc kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch đô thị nên bị hạn chế nhiều về lĩnh vực kinh doanh, nhất là bị hạn chế trong việc mở văn phòng, khách sạn…

Yếu tố vị trí và thiết kế

Shophouse được xây dựng tại các khu đô thị, nằm kế các tuyến đường nội khu. Thiết kế các căn hộ này đều không thể thay đổi được về mặt cấu trúc. Tất cả các căn shophouse trong một khu đô thị đều có thiết kế giống y nhau, đặc biệt là không được phép thay đổi kiến trúc xây dựng bởi chúng sẽ phá đi quy hoạch thiết kế.

Nhà phố và biệt thự lại khác, vị trí kiến trúc không bị ràng buộc bởi các thiết kế cố định. Bạn có thể xây dựng tự do các kiểu kiến trúc khác nhau sao cho đảm bảo đúng với giấy phép xây dựng.

Ưu và nhược điểm của căn hộ shophouse

Mặc dù là một trong những loại hình căn hộ được ưa chuộng bậc nhất hiện nay nhưng shophouse vẫn có những ưu, nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:

Ưu điểm

– Vị trí đẹp

Các căn hộ shophouse đều được tọa lạc ở những vị trí đẹp mặt đường, tiện cho việc kinh doanh, cơ sở hạ tầng được đầu tư đầy đủ. Cũng vì thế mà các căn hộ này đều có tiềm năng lớn cho việc kinh doanh bởi chúng đều nằm ở các khu đô thị cao cấp, khu chung cư… Đặc biệt, vị trí tọa lạc của shophouse cũng đều nằm ở vị trí các tuyến đường huyết mạch, trung tâm dự án nên rất đông đúc người qua lại.

– Số lượng căn hộ hạn chế

Shophouse được xây dựng chủ yếu để phục vụ cư dân của các dự án vì thế mà số lượng căn hộ cũng được xây dựng khá hạn chế.

– Thiết kế đẹp mắt, hài hòa

Thiết kế các căn shophouse đều đảm bảo được tính thuận tiện, thông minh. Mỗi căn hộ đều chia thành 2 tầng riêng biệt nên rất tiện cho việc mở cửa hàng kinh doanh cũng như nhu cầu ở riêng biệt.

– Thuận tiện giao thông

Do được nằm ở vị trí trung tâm, vị trí mặt tiền đẹp nên việc di chuyển từ các căn hộ shophouse cũng trở lên đơn giản hơn. Hầu hết shophouse đều được xây dựng ở vị trí gần lối lên xuống chung cư, bãi đậu xe nên thuận tiện cho việc đi lại của bạn.

Nhược điểm

– Chi phí đầu tư lớn

Giá của shophouse hiện nay thường cao hơn các căn hộ bình thường từ 4 – 5 lần và cũng rất khan hiếm. Vì thế mà bạn sẽ phải chi trả một khoản không nhỏ để sở hữu cho riêng mình.

– Tính toán về mật độ dân cư

Shophouse được xây dựng ở các khu đô thị vì thế mà  nhà đầu tư cần phải tính toán về mật độ dân cư có đáp ứng được mong muốn về kinh doanh của mình hay không. mật độ dân cư đông đúc sẽ giúp hoạt động kinh doanh diễn ra tốt nhất.

– Không có lợi thế về quyền sở hữu căn hộ

Những căn shophouse thường bị hạn chế về thời gian sử dụng, tối đa chỉ 50 năm theo sổ hồng. Do đó bạn cần ghi nhớ yếu tố này để tính toán việc mua shophouse sao cho hợp lý. Và vì nhược điểm này, khi nhà đầu tư muốn bán shophouse cũng bị ảnh hưởng và có thanh khoản rất kém.

Những điều cần lưu ý khi mua shophouse

Shophouse là một loại hình căn hộ có tiềm ẩn rủi ro cao vì thế bạn cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây trước khi quyết định.

Mục đích sử dụng shophouse của bạn

Nhà đầu tư cần biết mục đích của bản thân trước khi rót vốn đầu tư, đầu tư để ở, cho thuê lại hay để kinh doanh? Vì thế trước khi quyết định bạn cần phải tính toán về việc sử dụng chúng bởi mỗi căn shophouse chỉ phù hợp với 1 loại mục đích kinh doanh.

Tiềm năng của căn hộ

Tiềm năng phụ thuộc vào vị trí, cách lựa chọn kinh doanh sao cho phù hợp với nhu cầu nhà đầu tư. Các chuyên gia cho hay rằng tỷ suất lợi nhuận khi kinh doanh shophouse sẽ rơi vào khoảng 8% – 12% nhờ vị trí đẹp và dân cư tăng dần.

Chọn vị trí phù hợp

Hầu hết shophouse được nằm ở vị trí góc của tòa nhà, gần mặt đường lớn, tiện đỗ xe, tầm nhìn thoáng đẹp, cư dân qua lại đông. Vị trí này sẽ giúp các ông thầu BĐS có được lợi thế về việc kinh doanh nên cho dù bạn chọn việc cho thuê, tự kinh doanh… thì vẫn rất có lời.

Quyền sở hữu căn hộ

Quyền lợi này ảnh hưởng trực tiếp đến người mua căn hộ. Vì thế bạn cần phải xác định được quyền sở hữu nhà ra sao. Có 2 hình thức quyền sở hữu shophouse như sau:

– Loại căn hộ có hình thức sở hữu sổ đỏ nằm trong các khu đô thị, biệt thự liền kề.

– Loại căn hộ có sổ hồng 50 năm nằm ở vị trí tầng 1 – 2 của các tòa chung cư.

Quyền chuyển nhượng

Căn hộ shophouse là tài sản được phép đưa vào các giao dịch bất động sản nếu đảm bảo đầy đủ giấy tờ về điều kiện sở hữu. Vì thế, chuyển nhượng hay mua bán shophouse vẫn được thực hiện theo quy định về luật nhà đất của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về loại hình căn hộ shophouse cũng như pháp lý và ưu, nhược điểm của căn hộ này. Chúng tôi hy vọng bạn đọc có thể giải đáp xong thắc mắc Shophouse là gì, và giúp các nhà đầu tư có thêm thông tin cũng như kế hoạch đầu tư cho một loại hình kinh doanh bất động sản mới rất hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

Đây cũng là một mô hình có khả năng sinh lời rất cao vì vậy các nhà đầu tư cần biết cách khai thác cho phù hợp. Hy vọng, với những chia sẻ trên đem lại cho các nhà đầu tư thêm sự hiểu biết về loại hình lưu trú này.